Các nghiên cứu trong thập kỷ qua đã tập trung vào việc nhận dạng các yếu tố nguy cơ liên quan đến trầm cảm kháng trị. Đó là 6 yếu tố sau:

Các nghiên cứu trong thập kỷ qua đã tập trung vào việc nhận dạng các yếu tố nguy cơ liên quan đến trầm cảm kháng trị. Đó là 6 yếu tố sau:
1/. Thời gian kéo dài của bệnh:
Giai đoạn trầm cảm kéo dài, teo các vùng não đặc biệt (như hồi hải mã); nhận thức và hành vi thay đổi trong thời gian dài làm cho bệnh nhân khó quay trở lại với cuộc sống bình thường trước khi bị bệnh.
2/. Mức độ trầm trọng của bệnh:
Mức độ trầm trọng của giai đoạn trầm cảm: cả khi hết triệu chứng trầm cảm (mức độ nặng nhất hay nhẹ nhất) giả thiết
tăng nguy cơ kém đáp ứng cũng được đặt ra – giai đoạn trầm cảm nặng liên quan mất cân bằng sinh học; giai đoạn trầm cảm nhẹ, với liều thuốc điều trị thấp hơn so với đáp ứng giả dược.
3/. Triệu chứng trầm uất:
Trầm cảm kháng trị gặp nhiều ở bệnh nhân trầm cảm lưỡng cực hơn là trong MDD; do đó việc khai thác ngưỡng hưng cảm là mấu chốt.
4/. Ít cải thiện:
Ít cải thiện triệu chứng trong 2 tuần đầu điều trị.
5/. Bệnh lý cùng xảy ra:
Các triệu chứng lo âu và đủ các rối loạn lo âu (đặc biệt rối loạn lo âu lan tỏa) được phát hiện là dấu hiệu báo trước nguy cơ đáp ứng điều trị và thuyên giảm kém, các biểu hiện rối loạn nhân cách, nhất là nhân cách tránh né và nhân cách ranh giới là những yếu tố tiên lượng xấu.
6/. Tuổi già:
Tuổi cao, các giai đoạn trầm cảm kéo dài, nhiều triệu chứng lo âu và biến cố đời sống trầm trọng có thể góp phần vào trầm cảm kháng trị.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.