July 1. 2009 – Một nghiên cứu sử dụng hình ảnh nhận dạng sinh học hệ thần kinh phân biệt trầm cảm nặng từ rối loạn lưỡng cực sớm và có thể có khả năng nhận dạng “cận – nguy cơ” sớm ở trẻ em đủ để cho phép áp dụng tâm lý trị liệu sớm nhằm thay đổi tiến triển của rối loạn lưỡng cực.
July 1. 2009 – Một nghiên cứu sử dụng hình ảnh nhận dạng sinh học hệ thần kinh phân biệt trầm cảm nặng từ rối loạn lưỡng cực sớm và có thể có khả năng nhận dạng “cận – nguy cơ” sớm ở trẻ em đủ để cho phép áp dụng tâm lý trị liệu sớm nhằm thay đổi tiến triển của rối loạn lưỡng cực.
Vấn đề này được Gs Tiến sĩ Mary L. Phillips Giám đốc Nghiên cứu hình ảnh chức năng thần kinh trong rối loạn cảm xúc thuộc Trường Đại học Y khoa Pittsburgh, Pennsylvania đưa ra tranh luận tại Hội nghị Quốc tế lần thứ 8 về Rối loạn lưỡng cực.
“Rối loạn lưỡng cực khó chẩn đoán nếu bệnh nhân có biểu hiện trầm cảm và không có bệnh sử với cơn hưng cảm nhẹ hoặc phấn khởi hăng hái vui vẻ”. Đưa ra vấn đề quan trọng này vì nó dẫn tới chỉ định thuốc chống trầm cảm không hợp lý và sử dụng thuốc điều hòa khí sắc chậm trễ, khi đó có thể có nguy cơ khởi phát giai đoạn hưng cảm nặng hơn. Tiến sĩ Phillips cho biết “ chúng tôi nhận thấy fMRI có thể sử dụng để phân biệt trầm cảm nặng từ giai đoạn trầm cảm trong rối loạn khí sắc”.
Gs Phillips và cộng sự đã nhận dạng phù hợp với các vùng thuộc amygdala và orbitomeatal prefrontal cortex (OMPFC) có liên quan tới rối loạn điều hòa cảm xúc trong rối loạn khí sắc. Khi so sánh hình quét của những bệnh nhân được yêu cầu biểu lộ cường độ cảm xúc nét mặt của mình hạnh phúc hay buồn chán, các nhà nghiên cứu nhận thấy những bệnh nhân rối loạn khí sắc có thay đổi hình ảnh não bộ: giảm điều hòa bên trái amygdala bởi OMPFC. Các nhà nghiên cứu suy đoán đây có thể là trạng thái tăng khí sắc hay giai đoạn hưng cảm.
Trái lại, những bệnh nhân rối loạn trầm cảm nặng thì có sự điều hòa quá mức của amygdala trong đáp ứng tích cực với các kích thích cảm xúc, đây có thể là nguyên nhân giảm khả năng đáp ứng với cảm xúc tích cực. Ở những bệnh nhân này cũng có sự thay đổi đáp ứng quá mức đối với các kích thích cảm xúc tiêu cực.
Tác giả lưu ý rằng trầm cảm lưỡng cực gặp nhiều nhất trong rối loạn lưỡng cực và có tới 35% bệnh nhân rối loạn lưỡng cực không được chẩn đoán đúng sau hơn 10 năm xuất hiện triệu chứng đầu tiên, do vậy một test chẩn đoán không xâm lấn có thể tin cậy có thể có ảnh hưởng lớn tới lâm sàng. Chỉ có 20% bệnh nhân rối loạn lưỡng cực được chẩn đoán đúng trong năm đầu khi bệnh nhân đi khám bệnh.
Con cái của những bệnh nhân rối loạn lưỡng cực có nguy cơ mắc căn bệnh này cao gấp 10 lần dân số chung, Gs Philipps cho biết nhóm nghiên cứu đang dùng fMRI nghiên cứu kiểm tra con cái họ. “Chúng tôi có dữ kiện cho thấy một số fMRI bất thường ở lĩnh vực sức khỏe khác của con cái giống như những bất thường ở người lớn rối loạn lưỡng cực”. Chúng tôi đang theo dõi ở những đứa trẻ này để tìm kiếm những bất thường nào tiếp tục trong quá trình tiến triển của rối loạn lưỡng cực. Nếu những biểu hiện hình ảnh thần kinh nói trên định dạng được ở nhóm trẻ này thì có thể đủ can thiệp tâm lý trị liệu sớm hoặc cố gắng can thiệp nếu có sự xuất hiện các biểu hiện bất thường , có thể phòng ngừa hoặc giảm mức độ trầm trọng của bệnh”.
Tiến sĩ Jonathan Savitz, Chương trình nghiên cứu về hình ảnh thần kinh trong rối loạn khí sắc và rối loạn lo âu Viện sức khỏe tâm thần quốc gia, Bethesda Maryland Hoa kỳ cho biết phát hiện của Gs Phillips có thể rất hữu ích cho các nhà nghiên cứu cũng như các bác sĩ lâm sàng. “ Khả năng nhận dạng nguy cơ cao bằng chẩn đoán hình ảnh thần kinh sẽ là một tiến bộ vượt bậc bởi vì nó cho chúng ta biết điều gì đó còn nằm sâu trong hình ảnh bệnh lý thần kinh của rối loạn lưỡng cực và giúp nghiên cứu về thông tin di truyền”.
* functional magnetic resonance imaging