KRAEPELIN trong bảng mô tả chứng sa sút sớm,đã nhấn mạnh như sau : “Một thời gian dài trước khi bộc lộ ra bệnh và thường từ lúc còn trẻ,họ đã có những hành vi khác thường,một thái độ khép kín,nhút nhát,kỳ lạ,sùng đạo quá mức kèm với sự bất ổn và dễ khích động ”

1.    NHÂN CÁCH PHÂN LIỆT(Schizoide):

1.1    Lịch sử:
KRAEPELIN trong bảng mô tả chứng sa sút sớm,đã nhấn mạnh như sau :
“Một thời gian dài trước khi bộc lộ ra bệnh và thường từ lúc còn trẻ,họ đã có những hành vi khác thường,một thái độ khép kín,nhút nhát,kỳ lạ,sùng đạo quá mức kèm  với sự bất ổn và dễ khích động ”

BLEULER thì coi đó một tính cách bẩm sinh và sau này tiếp tục tiến triển.
KRETSCHMER đã mô tả tính cách phân liệt (Schizothymie) trong phân loại về các loại hình người(Typologie)về mặt kiểu hình thì thuộc dạng cao gầy (Leptosome) còn về tâm lý thì tự bế và hướng nội,tính khí thì vừa lạnh lẽo vừa dễ nhậy cảm.
Theo CLAUDE nhân cách phân liệt là một dạng loạn thần kinh trẻ em do các
biến cố hoặc xung đột tâm lý từ đó gây nên ở trẻ những trạng thái phòng thủ quá  đáng.
1958 ALANEN qua các nghiên cứu gia đình đã đưa ra con số là khoảng 50% mẹ
các bệnh nhân TTPL có vài nét tính cách phân liệt.
Một nghiên cứu khác của STEPHENS vào 1975 cho thấy có 25% thân nhân cấp 1 của bệnh nhânTTPL có bất thường nhân cách(NC phân liệt,NC Paranoiaque)
KETY đưa ra khái niệm về một phổ di truyền (Spectre génétique) bất thường ở người TTPL bao gồm không phải chỉ một loại RL nhân cách mà có thể nhiều RL  và bệnh lý tâm thần khác gập ở những người thân của họ.

1.2    Tỷ lệ bệnh-Mô tả lâm sàng:
KAPLAN ước tính con số là 7,5% trong dân số chung.Tỷ lệ nam:nữ là 2:1.
Tần suất cao ở những gia đình có người TTPL.
Bệnh nhân thích những công việc cô lập vì thấy khó chịu,thậm chí sợ khi phải tiếp xúc với người khác,ít tiếp xúc bằng mắt khi giao tiếp.Họ tỏ ra lãnh đạm,ít bộc lộ cảm xúc,không có óc khôi hài,không thích nói chuyện xã giao, trả lời cụt ngủn,không quan tâm tới thời sự hàng ngày.
Những người này thường ham thích toán,thiên văn,triết học.Họ thích các đồ vật
ít sức sống,có một số quyến luyến với súc vật.Trong đời thưòng bệnh nhân rất thụ động,ít ganh đua.Tình cảm khô lạnh nên thường ở ngưòi nam sống độc thân nữ miễn cưỡng khi lập gia đình,tình dục ở họ rất hạn chế.

1.3    Cơ chế sinh bệnh- Cơ chế tâm sinh lý bệnh:
Yếu tố di truyền được quan tâm nhiều nhất.Kế đến là rối loạn sớm các mối quan hệ trong gia đình.
Cảm xúc lạnh lẽo và chối bỏ hiện thực là 2 cơ chế tâm lý phòng vệ để chống lại sự gây hấn.

1.4    Chẩn đoán theo DSM IV : dựa trên điểm A và B:
A.    Sự tách biệt trong các quan hệ xã hội và giới hạn biểu lộ cảm xúc đa dạng trong quan hệ với người khác, thường xuất hiện lúc bắt đầu trưởng thành trong nhiều hoàn cảnh khác nhau và có ít nhất 4 trong các biểu hiện dưới đây :

(1)    Không cần,không thích có quan hệ thân tình kể cả trong quan hệ gia đình.
(2)    Lúc nào cũng thích hoạt động đơn độc.
(3)    Ít hoặc không ham thích các quan hệ tình dục.
(4)    Chỉ thấy hứng thú trong một số rất ít hoạt động,có khi không thích hoạt động nào cả.
(5)    Không có bạn thân,người tâm giao,trừ những thân nhân cấp 1.
(6)    Tỏ ra thờ ơ kể cả được khen tặng hoặc bị chỉ trích.
(7)    Tỏ ra lạnh lẽo,tách biệt,cảm xúc cùn mòn.

B.    Không xuất hiện trong giai đoạn tiến triển của tâm thần phân liệt,rối loạn khí sắc có loạn thần hoặc một loại loạn thần khác,và cũng không phải do một bệnh lý cơ thể gây tác động tâm lý.

1.5    Chẩn đoán phân biệt:

1.    Nhân cách dạng phân liệt:
Nhân cách này nổi bật bởi sự kỳ quái,khác người.

2.    Nhân cách tránh né:
Nhân cách này cũng có khuynh hướng tách biệt nhưng họ đau khổ vì   chuyện đó và luôn muốn tạo các mối quan hệ.

1.6    Tiến triển-Trị liệu:
Tiến triển đa dạng,tình huống xấu dẫn tới TTPL,rối loạn hoang tưởng,trầm cảm..
Tâm lý trị liệu nâng đở,tập trung trên các khó khăn trong quan hệ,nhận biết các
cảm xúc của mình.Ngoài ra tâm lý nhóm cũng được đề nghị trong một số trường
hợp.Vài bệnh nhân có thể đáp ứng với hoá dược như nhómchống trầm cảm,nhóm kích thích tâm thần,nhóm chống loạn thần liều thấp.

1.7    Minh họa lâm sàng:
Người chồng xa vắng
C.33 tuổi có hai con, kể về chồng mình:

Hồi đó tôi biết S. là ở thư viện trường đaị học, anh ấy có bề ngoài sáng sủa và nghiêm túc, thường xuyên túc trực thư viện. Lúc đó tôi cần tham khảo cuốn sách S. đang đọc,thế là hai đứa làm quen với nhau.S. dễ thương nhưng cực kỳ kín đáo, kiểu ”Vâng” “À! Vậy sao” làm đôi lúc tôi có cảm tưởng mình là kẻ quấy rầy anh ấy. Tôi là cô gái không thiếu gì người theo, cái cách ấy càng kích thích tôi tợn,như một thách thức tôi quyết phải vượt qua.Và tôi đã tới đích, 2 tháng sau chúng tôi đã cặp kè với nhau,thật ra nói một cách nào đó tôi chính là người chủ động mọi chuyện.

Ngay lập tức tôi nhận ra S.hầu như chẳng có bạn thân ở trường,hết giờ học là anh ấy lánh xuống thư viện thay vì tán gẫu ở căng tin trường.Thậm chí tới nay bạn thân duy nhất của S.mà tôi biết là P.,anh này bây giờ làm bên thiên văn,suốt năm đi chổ này chổ kia quan sát các chùm sao từ những đỉnh cao.Hồi bé họ thường gặp nhau ban đêm để quan sát sao trời bằng một kính viễn vọng nhỏ mà bố S. tặng.Tới nay họ vẫn thường liên lạc với nhau,trước là thư, bây giờ qua Internet.

Hồi đó tôi còn đau khổ nhiều vì S.hầu như rất ít chia sẻ với tôi, thậm chí tôi ghen cả với P.  Có lúc tôi tới mức phải lén mở thư S. chưa gửi để xem anh ấy tâm sự gì trong đó,trong thư S. viết về chuyện riêng vài dòng dạng “Gia đình mình mới đi nghỉ mát về ” “Mình mới đổi xe” còn lại là trao đổi về thiên văn, tin học, đôi lúc là bàn về các tiểu thuyếtkhoa học viễn tưởng.

S. học khá, thi đâu đậu đấy,được nhận dậy toán ở trường trung học. Đây đúng là một thảm họa vì anh ấy không có khả năng giao tiếp với lớp học, làm sao mà quản lý được một tập thể các học sinh trung học nghịch ngợm được,tụi nhỏ ngay lập tức phát hiện nét đặc biệt của ông thầy ngay.S.tự giày vò mình rất nhiều tôi biết, nhưng anh ấy không thổ lộ gì cả,chỉ về nhà với bộ mặt đau khổ rồi chúi đầu vào máy vi tính. Nói chung ngoài đời S.bó tay khi có ai đó gây hấn,chỉ thụ động,im lặng rồi rút lui.

Nhưng cũng may các thầy ở trường đại học cũng khuyến khích anh ấy học lên để làm công tác nghiên cứu. Tiểu luận này đã ngốn của S. 5 năm làm việc ngày đêm,kể cả ngày lể. Nhờ vậy anh ấy hiện có biên chế ở trường mà chỉ phải dậy 4 giờ mỗi tuần,còn lại S.nghiên cứu một lãnh vực như topo vi phân gì đó.

Bạn bè tôi ai cũng nói S.dễ thương nhưng hiếm người chịu trò chuyện với anh. Khi gia đình đi nghỉ mát thể nào anh ấy cũng tìm cách để tách riêng một khoảng thời gian nào đó như đi dạo một mình chẳng hạn, tay mang theo 1 cuốn tiểu thuyết khoa học viễn tưởng.Hồi này S. chơi thêm môn lướt ván buồm,điều này tôi hơi lo vì anh ấy lướt đi rất xa và hoàn toàn một mình.

Lúc mới cưới,tôi rất giận S.,muốn anh phải nổi trội và đương đầu mạnh mẽ hơn trong cuộc sống. Dần dần tôi hiểu được ra là sẽ chẳng có gì thay đổi và nên yêu đúng con người của anh ấy.Với thời gian tôi dần nhận ra là anh ấy có nét giống ba tôi, một người rất tiết kiệm lời nói mà hồi nhỏ tôi đã tìm mọi cách để ông ấy chú ý tới mình.

Các đặc trưng của nhân cách phân liệt
Cách biệt, không biểu lộ xúc cảm với người khác.

2.    NHÂN CÁCH DẠNG PHÂN LIỆT(Schizotypique):

2.1    Lịch sử:
BLEULER đã mô tả các thể nhẹ của TTPL:TTPL ẩn(forme latente) khá tương đồng với nhân cách dạng phân liệt.
KETY thông qua các công trình di truyền và theo dõi các nhóm con nuôi đã nhận xét là loại nhân cách này có tỷ lệ cao ở những gia đình có người bệnh, các cặp sinh đôi cùng trứng tỷ lệ cao hơn sinh đôi khác trứng.
Từ công trình của KETY,SPITZER đã xây dựng tiêu chuẩn chẩn đoán DSMIII của loại nhân cách này,tách nó ra khỏi nhóm loạn thần.

2.2    Tỷ lệ bệnh- Mô tả lâm sàng:
Tỷ lệ trong dân số chung là khoảng 3%.Nam hơi cao hơn nữ.
Tần suất cao trong các gia đình có người thân TTPL và cao ở các cặp sinh đôi cùng trứng.
Người bệnh có nét rất kỳ quái,tư duy khác người,lập dị.Một số có nhận thức rất mê tín,tin vào các tri giác siêu tâm linh,những người này có một cuộc sống như trong huyền tưởng,vài người dấn thân vào các giáo phái,tà giáo kỳ lạ.Một số có bạn thân,nhưng phần lớn đều lẩn tránh xã hội.Một số trường hợp có loạn thần thoáng qua dưới tác động của stress.

2.3       Cơ chế sinh bệnh-Cơ chế tâm sinh lý bệnh:
Hiện phần lớn đều xem nhân cách này có chung cơ chế sinh bệnh với TTPL (thuyết các chất dẫn truyền TK như Dopamine,Sérotonine,Norépinéphrine, thuyết rối loạn phát triển..). Hơn nữa gần đây còn phát hiện lượng Monoamine oxidase giảm,giảm cử động mắt khi theo dõi,giảm khối lượng vỏ não thùy trán.
Cơ chế phòng vệ tâm lý : suy nghĩ huyền tưởng,tách biệt và cô lập cảm xúc.

2.4      Chẩn đoán theo DSM IV : dựa trên điểm A và B:
A.    Khiếm khuyết khả năng giao tiếp và xã hội,xuất phát từ những lệch lạc về
B.    nhận thức,tri giác và những hành vi lập dị dẫn tới những bất an đột phát và hạn chế những mối quan hệ thân thiết, thường xuất hiện lúc bắt đầu trưởng thành trong nhiều hoàn cảnh khác nhau và có ít nhất 5 trong các biểu hiện dưới đây :
(1)    Ý tưởng liên hệ (trong trường hợp quá mức là hoang tưởng liên hệ)
(2)    Tin tưởng kỳ quái hoặc suy nghĩ huyền tưởng ảnh hưởng tới hành vi tác phong không tương hợp với chuẩn mực của nền văn hóa hiện hành của đối tượng (mê tín,nghĩ mình có khả năng tiên tri,giác quan thứ sáu,thần giao cách cảm;ở trẻ em và thanh thiếu niên là những mơ mộng,quan tâm kỳ quái)
(3)    Tri giác bất thường,đặc biệt là ảo tưởng cơ thể.
(4)    Tư duy và ngôn ngữ kỳ quái (mơ hồ,ẩn dụ,cầu kỳ,định hình..)
(5)    Tư duy hoài nghi,bị hại.
(6)    Cảm xúc không phù hợp hoặc nghèo nàn.
(7)     Hành vi hoặc vẻ ngoài kỳ quái,khác người.
(8)     Không có bạn thân,người tâm giao,trừ những thân nhân cấp 1.
(9)     Lo âu tột độ trong giao tiếp xã hội ngay cả khi người bệnh đã quen thuộc với hoàn cảnh do lo sợ bị hại chứ không phải do thiếu tự tin.

2.5    Chẩn đoán phân biệt:

1.    NC Paranoiaque-NC phân liệt:
Không có nét kỳ quái.

2.    NC ranh giới (bordeline):
Cảm xúc cực kỳ không ổn định,cơn cuồng nộ,xung động.

3.    Tâm thần phân liệt:
Mất khả năng liên hệ thực tế.

2.6    Tiến triển-Điều trị:
Tiên lượng dè dặt,khả năng diển tiến qua TTPL,trên 10% nguy cơ tự sát
Bệnh nhân cần sự hỗ trợ trị liệu :
.Hóa dược:chống loạn thần liều thấp như Haldol 2mg,Orap 2-5mg,    Olanzapine 2,5 mg.
.Liệu pháp tâm lý nâng đỡ,tâm lý nhóm,liệu pháp xã hội.

2.7    Minh họa lâm sàng:

Người phụ nữ khác thường

“Cô“ G. năm nay đã 60 tuổi nhưng vẫn sống độc thân cùng với bầy mèo 13 con.Vẻ ngoài rất lập dị và khác người với các bộ đồ kiểu từ hồi thời phong kiến,mặc dù tỏ vẻ dễ thương nhưng khi gập,ai cũng đều có ngay nhận định rằng thấy cô “quái quái”.Không có khả năng làm việc nên từ trẻ sống nhờ thừa kế cha mẹ đến năm 50 tuổi,còn từ chục năm nay cô sống nhờ trợ cấp khuyết tật của nhà nước.Được dạy dỗ trong một gia đình công giáo toàn tòng,đến nay cô G. vẫn tin rằng Đức mẹ sẽ hiện ra với cô như đã từng hiện ra ở Lourdes*,cô lùng kiếm những thông điệp,dấu hiệu tiết lộ ngày giờ trọng đại ấy kể cả trong những việc hết sức bình thường như qua những lời nói những người bán hàng khi cô đi chợ,đi ra bưu điện.Cô thường thấy những cảm giác giải thể và sai thực tại như thấy mình tách ra khỏi bản thân hoặc nhập thân vào một nhân vật trong phim ảnh.Cô G. say mê nhất là các chủ đề về sự thoát xác và chu du liên hành tinh.Trong nhà thì chất đầy các biểu tượng,thậm chí các thứ vớ vẩn cô gom góp từ năm này sang năm khác.Mặc dù suy nghĩ kỳ quái như vậy nhưng chưa bao giờ cô hoang tưởng,thậm chí có đôi lúc thừa nhận mình lầm lẫn.Thường nói mọi người hay để ý khi cô đi ra ngoài nhưng cô G.cũng cho rằng có thể do cách ăn mặc của mình.Vì lý do trên và hơn nữa cô cũng thấy mình nhút nhát,vụng về nơi công cộng nên cô khép mình ở trong nhà để khỏi phải trò chuyện với ai,còn khi cực chẳng đã thì cô đi mua hàng vào lúc 2-3 giờ sáng ở cửa hàng phục vụ 24/24.

Về gia đình thì cô có một người cậu bị TTPL,từ bé cô tự nhận mình nhút nhát,khép kín và khác người so với anh chi em và bạn cùng trang lứa.Mấy năm sau này cả nhà đều khuyên cô nên đi khám tâm thần nhưng cô đều từ chối chỉ trừ lần khám cưỡng chế theo yêu cầu công an vì cô bị tạm giữ do lấy 1 pho tượng Đức mẹ nhỏ ở tiệm bán đồ thánh mà cô cho là dành riêng cho mình,khi công an yêu cầu trả lại món đồ,cô G. nổi sùng,chống lại và doạ đánh họ.

Gia đình cô G.có 4 nam và 3 nữ,toàn thể họ đều muốn giữ liên hệ chặt chẽ với cô ấy nhưng cô đều thoái thác và đôi khi nổi cáu vì sự chăm sóc ấy.Cô bảo sống một mình thấy dễ chịu,tính đến nay là đã 15 năm cô sống trong cô độc hoàn toàn.Cô chỉ chịu đi tới các buổi họp, lể tết với gia đình còn các dịp góp mặt nơi công cộng thì không bao giờ mặc dầu gia đình đã cố nài ép.

*Lourdes:điểm hành hương ở Pháp,tương truyền Đức mẹ đã hiện ra với 3 trẻ nhỏ.
Các đặc trưng của nhân cách dạng phân liệt
Kỳ quái , khác người trong hành vi,suy nghĩ,cảm xúc, bề ngoài.
Tư duy huyền tưởng,  ý tưởng liên hệ, ảo tưởng, có khi có hiện tượng
tri giác sai thực tại

3.    RỐI LOẠN NHÂN CÁCH HYSTÉRIE:

3.1    Lịch sử:
Thuật ngữ Hystérie xuất hiện khá lâu,căn ngữ tiếng Hy Lạp của nó là Ustéra Còn có nghĩa là tử cung. Theo Hypocrate trong trường hợp bị ức chế tình dục tử cung bị khô đi và trong quá trình đi tìm kiếm sự ẩm ướt nó sẽ gây nên các nhiễu loạn về chức năng ở những nơi hành trình nó đi qua.
Quan niệm về căn nguyên tình dục của Hystérie được duy trì suốt 18 thế kỷ. Trước đó Syndeham, nhà Thần Kinh học nổi tiếng ở thế kỷ 17, đã lần đầu tiên mô tả rõ các đặc trưng của nhân cách Hystérie như tính dễ bị ám thị, bi kịch hóa và thiếu sót tình dục.
Chỉ vào gần cuối thế kỷ 18 Pinel mới đưa ra giả thuyết về sự nhậy cảm và dể khích động của các sợi TK, ông đã đưa rối loạn Hystérie vào trong nhóm các bệnh tâm thần và đề nghị các trị liệu tâm lý cho họ.
Tiếp đó Janet vào 1892 trong tác phẩm nổi tiếng” Trạng thái tâm lý của bệnh nhân Hystérie” đã rất chú trọng tới tính chất dễ ám thị, ông nhấn mạnh tới tính tự ám thị và sự suy yếu ý thức là nền tảng của nhân cách và các rối loạn chức năng của bệnh nhân “nhân cách của họ bị chi phôí bởi tình trạng bệnh lý trên”.
Riêng các tác giả thuộc trường phái Đức như Kraepelin, Kretschmer và Schneider lại cho rằng nhân cách và rối loạn chức năng hoàn toàn độc lập nhau.
Với Freud Hystérie trước nhất là kết quả của một xung đột tâm lý về tính dục từ lúc nhỏ và sự gợi lại một cách mơ hồ một cách vô thức, với sự  hổ trợ  của 2 cơ chế dồn nén (Refoulement) và chuyển di (Conversion), đã gây nên các rối loạn chức năng “Tác động tâm lý trong cơ chế TK cơ thể của bệnh”. Như vậy khác với 2 trường phái trên Freud không những khẳng định chính cấu trúc tâm lý đã tạo nên các rối loạn mà còn can thiệp trong suốt quá trình phát triển và kiến tạo nhân cách của bệnh nhân.

3.2       Dịch tể học – Mô tả lâm sàng:
Các điều tra dịch tễ học trong dân số chung ước lượng con số là 2-3%,riêng
nhóm đối tượng có trị liệu về tâm thần tỷ lệ có thể lên 10-15%.
Tỷ lệ nữ cao hơn nam,thêm nữa là ở nam thường chẩn đoán hay bị bỏ sót. Các bệnh lý đi kèm thường thấy trên nhân cách này là rối loạn cơ thể hóa, rối loạn khí sắc và nghiện rượu.
Khi tiếp xúc bệnh nhân thường tỏ ra rất hợp tác,sẵn lòng nhận giúp đỡ.Có khuynh hướng mầu mè,phô trương,thích quyến rũ và thu hút sự chú ý của người khác,phong cách thay đổi tuỳ ngoại cảnh.Xúc cảm hời hợt, nói chuyện  hay bi kịch hóa và tính cách dễ bị ám thị.

3.3    Cơ chế tâm sinh lý bệnh:
Giả thuyết về các rối loạn quan hệ sớm được giải quyết bằng những hành vi
có tính bi kịch.Ngoài ra thường thấy là mô hình gia đình với người cha nghiêm khắc và người mẹ thích quyến rũ.
Phong cách huyền tưởng muốn “nhập vai” với xúc cảm cao độ và khuynh hướng bi kịch hóa.Các cơ chế phòng vệ tâm lý được huy động như : dồn nén
(refoulement),chuyển di(conversion),cơ thể hóa(somatisation),phân ly
(dissociation),chối bỏ (déni),hướng ngoại(externalisation).
Đồng nhất hóa một cách lầm lạc (Défaut d’identification) và có một quan hệ nước đôi (relation ambivalente) với người cha hoặc mẹ khác phái.
Theo Freud,phát triển tâm lý của bệnh nhân bị khựng lại ở giai đoạn sinh dục sơ khai(stade génital précoce) vì vậy họ thường sợ tình dục mặc dù có những hành vi quyến rũ và chinh phục người khác.

3.4    Chẩn đoán theo DSM IV
Đáp ứng cảmxúc quá mức và luôn tìm cách thu hút sự chú ý,thường xuất hiện lúc bắt đầu trưởng thành trong nhiều hoàn cảnh khác nhau và có ít nhất 5 trong các biểu hiện dưới đây :
(1)    Không thoãi mái ở những nơi mình không là trung tâm sự chú ý của người khác.
(2)    Quan hệ với người khác luôn có bộc lộ sự quyến rũ phái tính quá mức hoặc
thái độ khêu gợi.
(3)    Cảm xúc được biểu lộ một cách phiến diện và nhanh chóng thay đổi.
(4)    Thường sử  dụng ngoại hình để làm người khác lưu tâm.
(5)    Nói chuyện đậm nét chủ quan và nghèo nàn về chi tiết.
(6)    Hay bi kịch hóa,cường điệu cảm xúc quá mức.
(7)    Tính dễ bị ám thị,ảnh hưỏng bởi người khác hoặc bối cảnh xung quanh.
(8)    Xem tất cả các mối quan hệ đều là thân tình một cách phi thực tế.

3.5    Chẩn đoán phân biệt:
NC ranh giới: bộc lộ rõ sự thất vọng,các hành vi tự hủy và dễ có hành vi tự sát
Rối loạn cơ thể hóa :các than phiền về cơ thể rất rõ nét.
Rối loạn chuyển di : các triệu chứng chuyển di rõ nét.
Nhân cách tránh né : không có sự bi kịch hóa trong bộc lộ cảm xúc.

3.6    Tiến triển –Trị liệu
Có thể xuất hiện một số các bệnh lý như :rối loạn cơ thể hoá.rối loạn
chuyển di,rối loạn phân ly,rối loạn tình dục,trầm cảm.
Trị liệu tâm lý cá nhân theo khuynh hướng phân tâm hoặc tâm lý nâng đỡ,
Tùy theo sự vững mạnh của cái tôi(le moi).
Trong vài trường hợp có mất quân bình cảm xúc có thể cho thuốc chống lo âu.

3.7     Minh họa lâm sàng:
Người nữ đồng nghiệp
Theo lời kể của B., 28 tuổi, nhân viên văn phòng:
Tôi và C. được tuyển vào công ty gần như cùng lúc. Do cùng phòng ban nên chúng tôi làm quen nhau ngay. Lần đầu tiên gặp cô ấy ở hành lang văn phòng đầy ấn tượng:tôi nhớ hôm đó C. mặc một bộ đồ toàn mầu xám,phía trên rất kín đáo nhưng lại đi với một váy thật ngắn có dụng ý rõ ràng là trình bầy đôi chân trời cho của mình. Tuy nhiên ngược hẳn với vẽ ngoài gợi cảm trên, hôm đó C. có một cách nói chuyện hết sức chuyên môn, khô khốc, làm như  cô ấy hoàn toàn không biết đến vẻ bên ngoài rất khiêu khích của mình.

Trong buổi họp giao ban đầu tiên, cô ấy rất ít phát biểu mà chỉ lo hướng về tôi với những ánh mắt không chớp, đầy ẩn ý. Thế là sau đó tôi nhanh chóng tiếp cận cô ấy,C. nghe như uống từng lời của tôi, cười khúc khích khi tôi đùa, nhìn tôi thật nóng bỏng. Tuy nhiên tôi vẫn ngờ ngợ vì mọi chuyện có vẻ đẹp như mơ vậy, mối nghi ngờ đã được làm sáng tỏ ngay khi A.xếp của chúng tôi cùng nhập bọn trò chuyện. Anh ấy được hưởng ngay lập tức toàn bộ màn biểu diễn của C. mà trước đó tôi là khán giả duy nhất. Tuy biết vậy nhưng tôi vẫn rất bực bội đến nỗi mấy ngày sau tôi không muốn trò chuyện với cô ấy.

Một chiều nọ khi tôi đang chuẩn bị rời công ty để đi chữa răng, C. tiến tới chỗ  tôi ngồi-lúc ấy tôi đang rất gấp không thể mở lời được –thỏ thẻ rằng sao lâu quá tôi không nói chuyện gì cả. Khi tôi nói rằng đang bận lắm mai gập lại sau thì cô ấy đáp lại bằng một giọng vỡ vụn rằng tôi không còn thích cô ấy nữa. Thú thật lúc đó tôi thấy cô ấy rất xúc cảm, lệ tuôn trào, bi đát như như một đứa bé bị bỏ rơi. Khi tôi đề nghị được đưa cô ấy về, C. ôm chầm lấy tôi cám ơn như một đứa trẻ.

Cuối cùng thì chúng tôi cũng cùng ăn tối với nhau, vẫn là không khí đó: cười nói, uống lấy từng lời của tôi. Và khi tôi gợi ý rằng quan hệ hai bên có thể tiến xa hơn thì màn trình diễn cũ lại xuất hiện: với giọng âu sầu C. cho biết không hoàn toàn tự do trong lúc này, rằng đàn ông nhiều phen làm cho cô thất vọng. Với cách nói không rỏ ràng như thế nên tôi cũng không dám hỏi rằng liệu cô đang có một người đàn ông khác không. Buổi tối thế là hỏng. Trên đường về chúng tôi chỉ trao đổi bâng quơ với nhau nhưng trước khi chia tay cô ấy làm tôi sững sốt khi ghì lấy và hôn tôi tha thiết.

Không thể kể hết các thăng trầm trong câu chuyện của chúng tôi. Đại khái là có khi hàng nhiều tuần lể tôi phải khổ sở với cung cách nắng mưa của C., khi tôi chán ngán buông xuôi thì cô ấy lại quay lại mời gọi.

Lần cuối khi chúng tôi bên nhau tay trong tay, má kề má, tưởng không gì thân tình hơn, thì cô thì thầm bên tai tôi rằng cô đang cặp kè với một người đàn ông đã có gia đình, cô thuật lại với đôi mắt mơ màng, đầy si mê mô tả về một người nào đó thật tốt bụng, thật mạnh mẽ, hơi bí ẩn. Đối với tôi như vậy cũng quá đủ rồi, quyết định chấm dứt mối quan hệ đã đến ngay lúc đó.Khi chia tay tôi có nói tốt hơn cho cả hai là nên giữ quan hệ ở mức đồng nghiệp. Những ngày sau đó C. như dự đoán đã cố nài nỉ tôi rất nhiều nhưng tôi cũng nhận ra là cô vẫn tiếp tục chơi trò tình cảm với các người khác, nhất là những nhân vật mới đến Công ty.

Trong công việc C. được cả người thương lẫn kẻ ghét. Cô rất ranh ma với các khách hàng, họ cứ tưởng rằng được cô đặc biệt quan tâm. Ở các buổi giao ban cô luôn có nhiều ý kiến rất hay,nhưng ngược lại khi đứng trước một hồ sơ cần phải giải quyết một cách có hệ thống cô lại tỏ vẻ nhàm chán, thậm chí chểnh mảng, đùn đẩy cho người khác. Trong các buổi họp thường cô tỏ ra rất hăng say có vẻ như dồn cả tâm huyết vào công việc,nhưng tôi cảm thấy có gì đó hơi kịch kịch, thí dụ như việc chọn hay không một cách quảng cáo cho một loại yaourt nào đó đối với C. là cả một tấn bi kịch. Điều này làm cho những người mới vào một cảm giác rất thuyết phục khi họ còn chưa kịp biết và chán ngán cô.

Khi quan hệ giữa chúng tôi trở nên bè bạn, tôi chắc rằng C. cảm nhận rằng tôi không còn muốn cô nữa nhưng dường như C. không ngăn được ý nghĩ rằng có thể “sở hửu” tôi. Có vài lần cô nói chuyện thân tình với tôi đặc biệt về các trưởng phòng ban, có lúc cô thấy người này tuyệt vời, lý tưởng rồi nửa tháng sau lại nhận xét về họ như những người không ra gì, rỗng tuếch. Cô có vẻ như thường xuyên diễn trò.

Tới nay chúng tôi đã biết nhau được 2 năm nhưng tôi luôn có cảm giác C. không bao giờ thành thật được,ngay cả trong những lúc nói chuyện bình thường cô cũng có vẻ như  diển một vai nào đó dường như để thu hút sự quan tâm của người khác. C. không bao giờ có vẻ tự nhiên được. Hay đó chính là bản chất của cô ấy.

Đặc trưng nhân cách Hystérie
Bi kịch hóa, tạo cảm xúc và phong cách gây ấn tượng để người khác lưu tâm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.