Theo một phân tích gần đây, trong số 14 loại thuốc chống trầm cảm, chỉ có fluoxetin được thống kê là có hiệu quả hơn giả dược làm giảm các triệu chứng trầm cảm ở thanh thiếu niên tuổi từ 9-18.

Theo một phân tích gần đây, trong số 14 loại thuốc chống trầm cảm, chỉ có fluoxetin được thống kê là có hiệu quả hơn giả dược làm giảm các triệu chứng trầm cảm ở thanh thiếu niên tuổi từ 9-18.

Trong số 14 loại thuốc đưa vào phân tích (amitriptyline, citalopram, clomipramine, desipramine, duloxetine, escitalopram, fluoxetine, imipramine, mirtazapine, nefazodone, nortriptyline, paroxetine, sertraline, và venlafaxine), chỉ có fluoxetin là có hiệu quả hơn giả dược làm giảm các triệu chứng trầm cảm ở thanh thiếu niên tuổi từ 9-18, đồng thời cũng được đánh giá cao về khả năng dung nạp.

Ngược lại, nortriptyline thể hiện ít hiệu quả rõ rệt so với giả dược và một số loại thuốc khác, trong khi khả năng dung nạp của imipramine kém rõ rệt so với giả dược cũng như so với venlafaxine và duloxetine.

Những phát hiện này đã thu hút rộng rãi giới truyền thông, bao gồm cả việc nhắc lại những câu hỏi về sử dụng các thuốc chống trầm cảm ở thanh thiếu niên.

Ts Jon Jureidini, M.B.B.S, Bs tâm thần trẻ em tại Bv Phụ nữ và Trẻ em Adelaide, Úc, cho biết: “Mọi quyết định về việc liệu có kê toa và kê loại thuốc nào cần sự tính toán phức tạp và có phần nào cảm tính về sự cân bằng giữa lợi và hại theo từng trường hợp bệnh’. Phát hiện này có ý nghĩa đáng lo ngại cho thực hành lâm sàng hiện nay, vì kết luận về yếu tố lợi ích-rủi ro của thuốc chống trầm cảm trong điều trị cấp tính bệnh trầm cảm ‘dường như không mang đến một lợi ích rõ ràng cho trẻ em và thanh thiếu niên.’”

Bs Graham Emslie, Charles E. và Sarah M. Seay Gs tâm thần trẻ em tại ĐH TTYT Tây Nam Texas, cho rằng trong khi ông không đặt câu hỏi về tính chính xác của phát hiện này nhưng ông cảnh báo chống lại kết luận rằng thuốc chống trầm cảm không có lợi cho một vài thanh thiếu niên bị trầm cảm.

“Kết quả nghiên cứu tổng quan này không khác nhiều so với những gì chúng ta đã biết từ các nghiên cứu khác, nhưng không có nghiên cứu nào chứng minh được mặt tiêu cực rằng thuốc chống trầm cảm có hại nhiều hơn lợi, nó chỉ thất bại trong việc thể hiện mặt tích cực”. Bs Emslie, người không có liên quan với nghiên cứu này cho biết.

Có nhiều nguyên nhân mà một thuốc thất bại trong việc thể hiện hiệu quả rõ rệt so với giả dược, Emslie giải thích. Một lý do tại sao phần lớn các thuốc chống trầm cảm trong nghiên cứu này dường như không có hiệu quả trong điều trị trầm cảm ở trẻ em có thể do thực tế tỷ lệ đáp ứng trong nhóm giả dược thể hiện sự khác biệt đáng kể (trong khi tỉ lệ thuốc là khá phù hợp). Sự đáp ứng với giả dược ở mức cao hơn so với trung bình đưa đến nguy cơ che lấp sự thành công của trị liệu.

Ngoài việc thay đổi tỷ lệ đáp ứng giả dược trong các thử nghiệm, Andrea Cipriani, Ts Bs Y khoa, PGs Tâm thần học tại ĐH Oxford lưu ý là gần như 34 thử nghiệm lâm sàng đều có ít nhất một nguy cơ sai lệch trung bình, nhiều thử nghiệm đã báo cáo chưa đầy đủ các kết quả, và một số thì không được công bố.

Các tác giả cũng lưu ý rằng các phân tích có thể không phản ánh được toàn diện thực hành lâm sàng, khi mà những người tham gia thử nghiệm bị trầm cảm kháng trị, bệnh nhân bị trầm cảm không đủ hội chứng, hoặc thời gian điều trị ít hơn bốn tuần lễ đã được loại trừ.

Trong khi phân tích so sánh đáp ứng ngắn hạn các thuốc chống trầm cảm so với giả dược (các nghiên cứu trong khoảng thời gian 6-12 tuần), không so sánh được sự thuyên giảm, trong đó xem xét khoảng thời gian mà bệnh nhân cảm thấy tốt hơn trước khi tái phát như trái ngược với mức độ cải thiện của họ.

Mặc dù Cipriani và cs kết luận rằng các kết quả ủng hộ việc sử dụng các liệu pháp tâm lý như là một can thiệp hàng đầu và dùng fluoxetine ở bệnh nhân trầm cảm vừa đến nặng mà không tiếp cận được với tâm lý trị liệu, Emslie đặt câu hỏi liệu có đủ bằng chứng để nói một cách tiếp cận là vượt trội hơn so với cái khác ?
“Chúng ta nên lập luận như thế nào để tận dụng tất cả các lựa chọn để đưa ra các phương pháp điều trị hiệu quả nhất, hơn là để chúng chống lại nhau”.

Bs David Fassler, Gs lâm sàng tâm thần học tại ĐH y Vermont College, người không liên quan với nghiên cứu này đồng ý với nhận định trên.

“Thuốc có thể hữu ích cho một số trẻ em và thanh thiếu niên bị trầm cảm, nhưng chỉ sử dụng thuốc đơn độc thì hiếm khi là sự can thiệp tốt nhất cho các em. Chúng tôi cũng biết rằng có nhiều người trẻ được điều trị thành công mà không cần dùng thuốc. Thuốc nên được sử dụng như một phần của một kế hoạch toàn diện, riêng biệt theo nhu cầu của trẻ và gia đình.”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.