Theo một nghiên cứu đăng trên Tạp chí Lâm sàng Tâm thần học, giấc ngủ bị rối loạn có thể là một yếu tố dự báo ngắn hạn của sự gia tăng ý tưởng tự sát ở người trẻ có nguy cơ cao tự sát.
Theo một nghiên cứu đăng trên Tạp chí Lâm sàng Tâm thần học, giấc ngủ bị rối loạn có thể là một yếu tố dự báo ngắn hạn của sự gia tăng ý tưởng tự sát ở người trẻ có nguy cơ cao tự sát.
PGS Rebecca Bernert, Ts khoa học hành vi và tâm thần học ĐH Stanford, cho biết: “Các
rối loạn giấc ngủ khác với các yếu tố nguy cơ khác vì chúng có thể nhìn thấy được như là
một dấu hiệu cảnh báo, nhưng không gây kỳ thị và có khả năng điều trị cao … sử dụng
các can thiệp hành động nhanh, ngắn. Đó là lý do tại sao chúng tôi tin rằng chúng có thể đại diện cho mục tiêu điều trị quan trọng trong phòng ngừa tự sát.”
Bernert và cộng sự đã tuyển dụng 50 người trưởng thành từ 18 đến 23 tuổi, những người được báo cáo có ít nhất một nỗ lực tự sát trong quá khứ và, hoặc có ý tưởng tự sát gần đây từ một nhóm nghiên cứu sinh viên chưa tốt nghiệp cho nghiên cứu ba tuần. Thời điểm bắt đầu nghiên cứu, và 7 và 21 ngày sau đó, những người tham gia đã trả lời các bảng câu hỏi để đo mức độ nặng của các triệu chứng tự tử, mất ngủ, ác mộng, trầm cảm và sử dụng
rượu.
Các tác giả đánh giá giấc ngủ những người tham gia một cách khách quan trong một tuần,
trong suốt thời gian đó những người tham gia đeo thiết bị giống như đồng hồ có dụng cụ
đo gia tốc để đo các chuyển động cổ tay của họ khi ngủ thiếp đi hoặc khi cố gắng ngủ.
(Thiết bị đã được công nhận như một cách chính xác để phân biệt các kiểu ngủ-thức và
phát ra nhiều chỉ số về giấc ngủ.)
Trong số 50 người tham gia, 48 người (96%) có ít nhất một lần có nỗ lực tự sát trước đó.
Các giá trị biểu đồ hoạt động trung bình cho thấy những thông số giấc ngủ bị rối loạn một
cách khách quan ở những bệnh nhân này: có 39 bệnh nhân (78%) biểu hiện kiểu giấc ngủ
cho thấy mất ngủ đáng kể về lâm sàng và 18 (36%) cho thấy có dấu hiệu của ác mộng.
Biểu đồ hoạt động và các rối loạn giấc ngủ tự báo cáo (mất ngủ, ác mộng, và sự thay đổi
về sự khởi đầu của giấc ngủ) dự đoán những thay đổi triệu chứng ý tưởng tự sát cấp tính
ở 7 và 21 ngày tiếp theo, ngay cả khi đã kiểm soát về mức độ trầm cảm của người tham
gia, việc sử dụng chất, và độ nặng của các triệu chứng tự sát khi bắt đầu nghiên cứu.
Ngủ thiếp đi vào các thời điểm rất khác nhau mỗi đêm và thức giấc vào những thời điểm khác nhau vào buổi sáng đặc biệt dự đoán được sự gia tăng các triệu chứng tự sát ở các ngày 7 và ngày 21. Theo nghiên cứu, những người tham gia với sự thay đổi đáng kể về thời gian ngủ thiếp đi cũng được ghi nhận bị mất ngủ và bị ác mộng nhiều hơn, điều đó dự đoán
một cách độc lập nhiều hành vi tự sát hơn.
Các tác giả cho biết: “Theo hiểu biết của chúng tôi, đây là báo cáo theo chiều dọc đầu
tiên chỉ ra rằng rối loạn giấc ngủ được đo lường chủ quan và khách quan hội ý nguy cơ ý
tưởng tự sát độc lập với độ nặng của trầm cảm”. "Với sự dễ dàng đánh giá và điều trị rối loạn giấc ngủ, và khả năng nhìn thấy được độc lập như một dấu hiệu cảnh báo, chúng tôi đặt ra giấc ngủ kém là một dấu hiệu sinh học tiềm ẩn và là mục tiêu điều trị cho việc
phòng ngừa tự sát.”